Thanh tiêu đê

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Thứ Tư VIII TN-B

LỜI HẰNG SỐNG MỖI NGÀY 
Thứ Tư VIII TN-B: 1 Pr 1:18-25; Mc 10:32-45
Suy Niệm: Giá của người môn đệ Giê-su
Người môn đệ của Chúa Giê-su luôn có thập giá in dấu trên mọi nẻo đường mình đi. Nếu cuộc đời người Ki-tô hữu không có thập giá thì không phải là người Ki-tô hữu đích thật. Đường thập giá luôn là con đường của người môn đệ của Đức Giê-su Ki-tô bước đi.
Trong Tin Mừng Phúc Âm hôm nay, Chúa Giê-su cho các môn đệ của mình biết là Chúa phải chịu đau khổ, vác thập, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại: “Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người, và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại.”
Chúa Giê-su mời gọi chúng ta bước theo Chúa và con đường Chúa đi là con đường thập giá. Nếu chúng ta đón nhận thập giá với niềm vui, thập giá sẽ trở thành thánh giá; nhưng nếu chúng ta không vui vẻ đón nhận, thì thập giá sẽ trở thành khổ giá.
Chúa Giê-su nói với các môn đệ rằng: Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá và theo Ta. Đau khổ và thử thách luôn đi bên cạnh cuộc đời của người môn đệ Giê-su. Thánh Phao-lô nói: “Giờ đây, bị Thần Khí trói buộc, tôi về Giê-ru-sa-lem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó, trừ ra điều này, là tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi. Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi chạy hết chặng đường, chu toàn chức vụ tôi đã nhận từ Chúa Giê-su, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa.” (Cv 20:22-24)
Để cứu chuộc chúng ta, Chúa đã chọn con đường thập giá, hy sinh chính mạng sống mình để làm giá cứu độ con người. Trong bài đọc I hôm nay, thánh Phê-rô đã nói rằng chúng ta đã “được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Ki-tô.”
Để cứu một linh hồn, chúng ta luôn phải có giá phải trả, đó là đau khổ và nước mắt. Đôi giầy có giá của nó, chiếc áo có giá của nó. Người môn đệ Chúa Giê-su luôn có thập giá.
Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen
Lm. Phê-rô Maria Bùi Công Minh

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Thứ Ba VIII TN-B:

LỜI HẰNG SỐNG MỖI NGÀY
Thứ Ba VIII TN-B: 1 Pr 1:10-16; Mc 10:28-31

Suy Niệm: Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô
Trong thư thứ nhất, thánh Phê-rô đã cho biết niềm vinh dự và tự hào của chúng ta, đó là Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô được mạc khải cho chúng ta. Các ngôn sứ đã loan báo Tin Mừng này vì các Ngài đã được linh hứng bởi Thần Khí Thiên Chúa: “Thần Khí Đức Ki-tô ở nơi các ngài, đã báo trước những đau khổ dành cho Đức Ki-tô, và vinh quang đến sau những đau khổ đó.” (c11)

Chúng ta được diễm phúc hiểu biết về Tin Mừng này vì “chính các thiên thần cũng ước mong được tìm hiểu kỹ lưỡng thông điệp ấy,” nhưng không được mạc khải (c12).
Vì những ân sủng và Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô mà chúng ta đã được lãnh nhận, thánh Phê-rô mời gọi chúng ta phải sống thánh trong mọi cách ăn nết ở vì Thiên Chúa là Đấng Thánh. Chúng ta phải “chuẩn bị lòng trí, hãy tỉnh thức, hãy hoàn toàn đặt niềm trông cậy vào ân sủng sẽ được mang đến cho anh em trong ngày Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện.” (c13)
Trong Phúc Âm hôm nay, thánh Phê-rô hỏi Đức Giê-su rằng vì Tin Mừng, các môn đệ đã bỏ mọi sự, thì họ được cái gì? Chúa Giê-su trả lời : “Thầy bảo thật anh em : Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con, hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.” (c29-30)
Trong hành theo Chúa, khi nghe câu Lời Chúa trên, chúng ta thường chú ý đến những điều hạnh phúc mà chúng ta sẽ lãnh nhận được ở đời này và đời sau, nhưng chúng ta lại không để ý đến câu Chúa nói: “cùng với sự ngược đãi.” Chỉ có qua đau khổ mới đến vinh quang.
Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen
Lm. Phêrô Maria Bùi Công Minh
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN


Vợ chồng được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và giống với Thiên Chúa.
Vẻ đẹp của đời sống hôn nhân là chủ đề bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta sáng ngày 26/5/2018. Thay vì nhìn vào những tin tức tiêu cực về hôn nhân lan tràn trên báo chí, tivi, Đức Thánh Cha mời gọi chiêm ngắm chiều kích tích cực của hôn nhân: là hình ảnh của Thiên Chúa và giống với Thiên Chúa. Có 7 đôi vợ chồng mừng kỷ niệm 50 năm và 25 năm hôn phối hiện diện trong Thánh lễ.
✠ Được phép hay không được phép
Chúa Giêsu giảng dạy cho đám đông. Dân chúng bình dân lắng nghe Chúa vì họ muốn, họ khao khát giáo lý và chân lý; họ có đức tin và muốn được tăng trưởng hơn trong đức tin. Họ cảm nhận được Chúa Giêsu là vị ngôn sứ và họ lắng nghe Người cách chân thành. Ngược lại, các biệt phái và tiến sĩ luật đến gần Chúa với ý định thử thách Người bằng cách đặt cho Người một câu hỏi đầy quỷ kế; một câu hỏi về đức tin mà họ có thể tóm tắt trong một câu trả lời “được phép hay không được phép” và đức tin được tóm lại trong một chữ có hay không. Thiên Chúa không phải là câu trả lời “được” hay “không được” mà chúng ta nghe. Đối với các biệt phái, câu hỏi là được hay không, và đời sống Kitô hữu, đời sống theo Thiên Chúa, đối với họ, luôn nằm trong câu nói “được phép” hay “không được phép.”
✠ Chúng ta ngắm nhìn vẻ đẹp của hôn nhân
Nhưng khi nghe những điều này, trái tim Chúa Giêsu đau buồn và Người đi xa hơn câu hỏi của họ. Đối với họ, câu hỏi về ly dị, về hôn nhân dường như là được phép hay không, tôi được phép làm tới đâu. Nhưng Chúa Giêsu đi xa hơn, Người nhắc đến việc tạo thành và nói về hôn nhân là một điều đẹp nhất mà Thiên Chúa đã tạo dựng trong 7 ngày sáng tạo.
Trong Tin mừng thánh Mác-cô, chúng ta đọc: Chúa Giêsu nói với họ: “Từ đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ; vì lý do này người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mình để kết hợp với vợ mình và cả hai sẽ trở nên một thân xác duy nhất. Những điều Thiên Chúa nói rất mạnh mẽ, Người nói về một thân xác duy nhất. Họ không còn là hai nhưng là một thân thể.” Chúa Giêsu để qua một bên vấn đề chia cách và đi đến sự thiện mỹ của đôi vợ chồng khi trở nên một.
Chúng ta không được dừng lại ở câu hỏi “được phép hay không được phép” chia cắt một hôn nhân, như các vị tiến sĩ trong đoạn Tin mừng đã đặt ra. Đôi lần, hôn nhân không tốt đẹp và tốt hơn phân tách họ để tránh một cuộc chiến tranh thế giới, nhưng điều này là một sự hổ thẹn, bất hạnh. Chúng ta hãy nhìn điểm tích cực của hôn nhân. Trong chiều kích này, hôm nay có các đôi vợ chồng vui mừng trước Thiên Chúa về 50 năm, 25 năm đồng hành với nhau
✠ Chúng ta luôn có thể tiến bước
Mỗi người, khi đi đến điểm 25 năm hay 50 năm, suy tư về hành trình đã qua và cám ơn Chúa. Một lần gặp thấy một đôi vợ chồng cử hành 60 năm hôn phối, họ trông trẻ hơn và không ai nghĩ họ cử hành 60 năm hôn phối. Khi được hỏi “ông bà có hạnh phúc không?” hai người họ nhìn nhau và mắt họ đẫm nước mắt vì cảm động và họ trả lời “chúng tôi yêu nhau!” Sau 60 năm tình yêu vẫn mạnh mẽ như rượu mới: thời gian làm cho rượu trở nên nồng hơn và khi nó càng lâu năm nó càng ngon hơn.
Quả thật là trong đời sống lứa đôi và đời sống gia đình có những khó khăn, những vấn đề với con cái hay với chính đôi vợ chồng, những tranh luận cải vã … nhưng điều quan trọng là họ vẫn là một thân thể và họ vượt thắng. Điều này không chỉ là một bí tích đối với họ nhưng cũng đối với Giáo hội, như là một bí tích thu hút sự chú ý: “Nhưng, anh chị em hãy nhìn kìa, tình yêu là có thể!” Tình yêu có thể làm cho họ sống yêu thương suốt cả cuộc đời: trong niềm vui và trong đau khổ, với những vấn đề của con cái và của chính họ …. Nhưng luôn tiến bước lên phía trước. Trong khỏe mạnh cũng như khi bệnh tật, nhưng luôn bước lên. Đây là vẻ đẹp của hôn nhân.
✠ Vợ chồng: hình ảnh của Thiên Chúa và giống với Thiên Chúa
Người nam và người nữ được dựng nên theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa và hôn nhân của chính họ trở thành hình ảnh của Chúa, vì điều này, hôn nhân thật là đẹp. Hôn nhân là lời rao giảng thầm lặng cho tất cả người khác, một lời rao giảng mọi ngày. Thật là buồn khi báo chí tin tức không loan tin về điều này, về những đôi vợ chồng đã sống với nhau nhiều năm, nhưng báo chí lại loan những tin về xì-căng-đan, ly dị. Những vụ ly dị này, đôi khi họ phải chia tay nhau để tránh một sự tồi tệ hơn…. Nhưng hình ảnh Thiên Chúa không phải chỉ là một tin tức. Đó là vẻ đẹp của hôn nhân. Vợ chồng được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và giống với Thiên Chúa. Và đây là tin tức của chúng ta, tin tức Kitô giáo.
✠ Kiên nhẫn là nhân đức quan trọng nhất
Đời sống hôn nhân và gia đình không phải là điều dễ dàng. Thánh Giacôbê trong bài đọc thứ nhất nói về đức tính kiên nhẫn. Đây có lẽ là nhân đức quan trọng nhất nơi đôi vợ chồng, cả nơi người đàn ông cũng như người phụ nữ. Để một hôn nhân tiến xa chúng ta cần kiên nhẫn.
Chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban cho Giáo hội và xã hội một lương tâm sâu sắc hơn, đẹp hơn hôn nhân, để tất cả chúng ta có thể hiểu và suy tư rằng trong hôn nhân có hình ảnh của Thiên Chúa và giống với Thiên Chúa.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Lễ Chúa Ba Ngôi

LỜI HẰNG SỐNG MỖI NGÀY 
Lễ Chúa Ba Ngôi: Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8:14-17; Mt 28:16-20

Suy Niệm: Tình yêu của gia đình Chúa Ba Ngôi
Hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta mừng trọng thể Lễ Chúa Ba Ngôi.

Mỗi lần chúng ta làm dấu thánh giá là mỗi lần chúng ta tuyên xưng một Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Tuy Ba Ngôi khác biệt nhau nhưng lại cùng một bản thể và uy quyền ngang nhau. Tuy là một Thiên Chúa nhưng không đơn độc. Chúa Giê-su nói: “Ta và Cha Ta là một” (Ga 14:10). “Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta.” (Ga 16:15)
Thánh Gioan nói: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8). Ngài không giữ tình yêu gia đình Ba Ngôi cho riêng mình, nhưng Ngài chia sẽ tình yêu của mình cho con người bằng tạo dựng con người trong hình ảnh của mình, trở nên con người, cứu độ con người và cho con người sự sống và vinh quang vĩnh cửu nước trời.
Hơn thế nữa, trong bài đọc II hôm nay, vì tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi đã đón nhận con người vào gia đình Ba Ngôi của mình: “Thần Khí làm cho chúng ta trở nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta kêu lên: Áp-ba! Cha ơi! Chính nhờ Thần Khí chứng thực thần trí chúng ta là con cái Thiên” (Rm 8:15-16). Không những chúng ta được làm con Thiên Chúa, chúng ta còn được uy quyền kế vị của người làm con, đồng thừa kế với Đức Ki-tô (Rm 8:17).
Hôm nay trong Phúc Âm, Chúa Giê-su mời gọi chúng ta ra đi loan báo Tin Mừng:
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” Qua phép rửa tội, mỗi người chúng ta trở thành con cái của Thiên Chúa và ở lại trong tình yêu của gia đình Chúa Ba Ngôi.

Chúng ta được mời gọi tham dự và ở lại trong gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa, nhưng Ba Ngôi Thiên Chúa cũng ở lại trong chúng ta:’"Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy
và Chúng Ta sẽ đến và cư ngụ nơi người ấy" (Ga 14,23). "Cha sẽ ban cho các anh một Ðấng Phù Trợ khác để Ngài ở với các anh luôn mãi" (Ga 14,16).

Chúng ta cần có một mối liên hệ mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa và ở lại trong Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa vì như Thánh Gioan viết: "ai ở trong Tình Yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy" (1Ga 4,16). “Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến.” (Ga 14:20-21)�
Mỗi ngày chúng ta làm dấu nhiều lần trên thân xác: "Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần." Chúng ta hãy để Ba Ngôi Thiên Chúa in dấu trong tâm khảm, trong cõi lòng và trên cuộc đời của mỗi người chúng ta. Bất cứ nẻo đường nào chúng ta bước đi và nơi nào chúng ta đến, chúng ta hãy để tình yêu của gia đình Chúa Ba Ngôi in dấu trong anh em chúng ta.

Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen
Lm. Phêrô Maria Bùi Công Minh

Thứ Bảy VII TN-B

LỜI HẰNG SỐNG MỖI NGÀY
Thứ Bảy VII TN-B: Gc 5:13-15; Mc 10:13-16
Suy Niệm: Tâm hồn trẻ thơ
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su nói rằng chúng ta phải có tâm hồn trẻ thơ để vào nước trời vì đứa bé luôn tín thác, phụ thuộc vào cha mẹ của mình và không lo cho ngày mai phải ăn gì, uống gì và mặc gì. Một đứa bé lúc nào cũng khiêm nhường đơn sơ; và đặc biệt một đưa bé không cay đắng hay mang hận thù. Một đứa bé lúc nào cũng vui vẻ, không có tự ái, không nghĩ xấu hay nói xấu về đứa bé khác. Chúa Giê-su nói: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào."
Rồi Chúa Giê-su “ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.” Hãy trở nên bé nhỏ để được Chúa Giê-su ôm chúng ta vào lòng Ngài và đặt tay chúc lành cho chúng ta!
Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen
Lm. Phê-rô Maria Bùi Công Minh

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Hồng y Robert Sarah, người sẽ loan báo tên Giáo hoàng sắp tới

Hồng y Robert Sarah, người sẽ loan báo tên Giáo hoàng sắp tới



Sau công nghị ngày 19 tháng 5, hồng y Robert Sarah trở thành hồng y-phó tế lớn tuổi nhất trong các hồng y cử tri và sẽ là người có nhiệm vụ loan báo tên Giáo hoàng tương lai trong trường hợp có mật nghị.

Chính ngài sẽ là người tuyên bố câu nổi tiếng “Chúng ta có giáo hoàng” (Habemus papam) ở ban-công của Đền thờ Thánh Phêrô. Ngày thứ bảy 19 tháng 5, hồng y Robert Sarah là hồng y lớn tuổi nhất trong số các hồng y-phó tế cử tri (dưới 80 tuổi), vì thế ngài sẽ là hồng y-phó tế có nhiệm vụ tuyên bố tên tân Giáo hoàng.

Theo lịch sử, hồng y-phó tế là người tấn phong Giáo hoàng với mũ miện ba tầng, tượng trưng cho ba thẩm quyền của Giáo hoàng là, giám mục giáo phận Rôma, lãnh đạo Quốc gia Vatican và tiến sĩ đại đồng. Từ ngày bỏ lễ tấn phong sau Đức Phaolô-VI thì hồng y-phó tế đặt dây pallium, tượng trưng cho thẩm quyền mục vụ lên vai Giáo hoàng trong thánh lễ khai mạc triều giáo hoàng.

Hồng y được chia làm 3 cấp: giám mục, linh mục và phó tế. Hồng y-giám mục là các hồng y  coi sóc các giáo phận gần Rôma như  Ostie, Palestrina, Sainte Ruffine, Albano, Velletri, Frascati, Sabina. Hồng y-linh mục là các hồng y coi sóc các giáo phận ngoài Rôma. Hồng y-phó tế là các hồng y làm việc trong giáo triều nhưng mang danh hiệu của một giáo xứ hay tiểu xứ.

Hồng y Renato Martino là hồng y-phó tế lớn tuổi nhất trong các hồng y-phó tế nhưng vì ngài đã trên 85 tuổi nên ngài sẽ không tham dự mật nghị. Vào ngày 15 tháng 6 sắp tới, hồng y Robert Sarah sẽ được 73 tuổi là người lớn tuổi nhất trong các hồng y-phó tế nên ngài sẽ thay hồng y Martino ở chức vụ này.

Hồng y Robert Sarah người Guinêa được Đức Bênêđictô XVI phong hồng y tháng 11 năm 2010, hiện nay ngài là bộ trưởng bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (phanxico.vn)

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

PHÉP LẠ THÁNH GIÁ CHÚA XUẤT HIỆN TRÊN TRỜI

Thứ Sáu VII TN-B

LỜI HẰNG SỐNG MỖI NGÀY
Thứ Sáu VII TN-B: Gc 5:9-12; Mc 10:1-12

Suy Niệm: Nhẫn nại, chịu đựng và trung thành
Trong Thư của thánh Giacôbê Tông đồ hôm nay, Giacôbê mời gọi chúng ta phải chịu đựng và có lòng kiên nhẫn lẫn nhau. Chúng ta đừng phàn nàn kêu trách anh em mình: “Phúc thay những kẻ đã có lòng kiên trì!”

Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta có những nén bạc tài năng khác nhau. Có người thì 10 nén, có người thì 5 nén, có người 2 nén, 1 nén và 1/2 nén. Nhiều người chúng ta hay khó chịu, phàn nàn, ganh tỵ và tranh chấp lẫn nhau vì chúng ta không nhận ra rằng mỗi người có khã năng và giới hạn khác nhau. Chúng ta thường bắt người khác phải giống mình, vì thế chúng ta căn thẳng với họ là vì chúng ta không chấp nhận giới hạn và tài năng khác biệt của nhau.
Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giê-su mời gọi mỗi người chúng ta không những kiên trì và nhẫn nại mà còn phải trung thành với nhau: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly."
Câu Lời Chúa trên không chỉ nói về sự trung thành trong đời sống vợ chồng mà còn sự trung thành trong tình bạn bè, anh em trong gia đình, nhóm và cộng đoàn. Thiên Chúa thường gởi đến với chúng ta những người này người kia để đồng hành, đỡ nâng và chia sẻ với chúng ta trong mọi lãnh vực và hoàn cảnh. Thiên Chúa đã sắp đặt và an bài mọi sự vì thế chúng ta phải yêu mến, quý trọng và trung thành với nhau. Đừng vì sự hiểu lầm, nóng giận và tự ái mà làm cho chúng ta từ bỏ lẫn nhau.
Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen
Lm Phêrô Maria Bùi Công Minh

NGƯỜI CON BÁO HIẾU

Lạy Cha nhân ái, từ trời cao,
xin Cha nhìn xuống
những gia đình sống trên mặt đất
trong những khu ổ chuột tồi tàn
hay biệt thự sang trọng. 
Xin thương nhìn đến
những gia đình thiếu vắng tình yêu
hay thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu,
những gia đình buồn bã vì vắng tiếng cười trẻ thơ
hay vất vả âu lo vì đàn con nheo nhóc.
Xin Cha nâng đỡ những gia đình đã thành hỏa ngục
vì chứa đầy dối trá, ích kỷ, dửng dưng.
Lạy Cha, xin nhìn đến những trẻ em trên thế giới,
những trẻ em cần sự chăm sóc và tình thương
những trẻ em bị lạm dụng, bóc lột, buôn bán,
những trẻ em lạc lõng bơ vơ, không được đến trường,
những trẻ em bị đánh cắp tuổi thơ và trở nên hư hỏng.
Xin Cha thương bảo vệ gìn giữ
từng gia đình là hình ảnh của thánh Gia Thất,
từng trẻ em là hình ảnh của Con Cha thuở ấu thơ.
Xin Cha sai Thánh Thần Tình Yêu
đem đến hạnh phúc cho mỗi gia đình;
nhưng xin cũng nhắc cho chúng con nhớ
hạnh phúc luôn ở trong tầm tay
của từng người chúng con. Amen.
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

KÍNH HIẾU VỚI CHA MẸ

MỜI CÁC BẠN CÙNG XEM MỘT BÀI GIẢNG THẬT HAY VÀ VÔ CÙNG THẤM THÍA VỀ CHỮ "HIẾU". AI TRONG CHÚNG TA CŨNG NÊN XEM VÀ LƯU LẠI.
Còn đây là câu trả lời bất ngờ của Bill Gates. Người sáng lập Microsoft đã có lần trả lời phỏng vấn tạp chí "Chance" của Ý, khi được người phóng viên hỏi: "Ngài cho rằng điều gì trong nhân sinh không thể chần chừ nhất?"
Câu trả lời: "Sự việc mà con người không được phép chần chừ, không gì khác ngoài việc KÍNH HIẾU VỚI CHA MẸ".

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

LIP CN LỄ CHÚA BA NGÔI


NHỮNG ĐIỀU BẠN KHÔNG NÊN LÀM KHI VÀO THÁNH LỄ

NHỮNG ĐIỀU BẠN KHÔNG NÊN LÀM KHI VÀO THÁNH LỄ
Những điều bạn không nên làm khi vào Thánh lễ (mà bạn có thể làm ở bất cứ đâu khác)
Những chi tiết nhỏ làm cho nhà thờ trở nên khác biệt và hiệp nhất, những điều mà bạn không nên làm ở đó nhưng có thể làm ở bất cứ đâu nếu bạn muốn.
– Đừng đi trễ. Hãy nhớ Thiên Chúa luôn chờ đợi bạn để đong đầy tình yêu của Người trong bạn, để nói với bạn, và để tha thứ cho bạn.
– Đừng ăn mặc không phù hợp. Hãy ý tứ, vì danh dự của chính mình, và vì tôn trọng cả người khác.
– Đừng vào nhà thờ mà không chào Chúa. Khi đến nhà thờ, hãy làm dấu Thánh Giá. Thiên Chúa đang thực sự ở đó, Người vui mừng khi gặp bạn. Hãy cảm ơn Người đã mời bạn đến.
– Đừng cảm thấy uể oải khi phải cúi mình hay bái quỳ. Khi đi ngang trước bàn thờ, hãy cúi chào, vì bàn thờ là hình ảnh của Đức Kitô. Khi đi ngang nhà tạm, hãy bái quỳ, vì Đức Kitô đang ở trong đó.
– Đừng nhai kẹo cao su, ăn hay uống bất cứ gì khi đang trong Thánh lễ. Chỉ nước lã là chấp nhận được nếu sức khoẻ đòi hỏi.
– Đừng vươn vai hay ngồi nhoài trên ghế tựa. Tư thế của bạn thể hiện rõ thái độ của bạn trước Chúa.
– Không cần bổ sung bất cứ “câu phụ thêm” nào vào các bài đọc và thánh vịnh. Nghĩa là, đừng đọc các dòng chữ đỏ, đừng đọc “Bài đọc 1″ hay “Thánh vịnh đáp ca.”
– Đừng làm dấu Thánh giá “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” trước khi nghe Tin Mừng. Chỉ làm ba dấu Thánh giá nhỏ trên trán, trên miệng và trên ngực, để cầu xin Lời Chúa ở lại trong tư tưởng, trong lời nói và trong con tim mình.
– Tuyệt đối đừng bao giờ ngồi khi đang linh mục truyền phép. Nếu bạn không quỳ nổi, hãy đứng lên. Cử chỉ và thái độ của bạn khi truyền phép phải thể hiện sự cung kính và tôn thờ của bạn trước Chúa Giêsu đang hiện diện rất thật trong Thánh Thể trên bàn thờ.
– Hãy cầu nguyện thầm trước Chúa Thánh Thể khi linh mục truyền phép. Nhiều người đọc thành tiếng lời nguyện “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” của Thánh Tôma Tông Đồ. Nhưng ta nên ý tứ đọc thật nhỏ để khỏi làm phiền người khác.
– Đừng đọc thành tiếng “Chính nhờ Người, với Người và trong Người” (Kinh nguyện Thánh Thể). Đó là lời kinh chỉ một mình linh mục dâng lễ đọc mà thôi.
– Đừng rời khỏi chỗ và đi xung quanh để chúc bình an. Hãy chỉ chúc bình an những ai đứng trong cùng bàn với bạn và những người ở trước mặt hay sau lưng thôi.
– Nếu bạn thật sự chưa nhịn ăn đủ 1 giờ hoặc không sống trong tình trạng ân sủng, đừng rước lễ.
– Đừng nhất định đòi rước lễ từ tay linh mục mới chịu. Chúa Giêsu hiện diện thật sự và đầy đủ trong mọi Bánh Thánh, không phụ thuộc chuyện người cho rước lễ là linh mục hay một thừa tác viên phụ thêm nào khác được uỷ nhiệm.
– Sau khi rước lễ, đừng nói chuyện với ai hết. Hãy về chỗ hay đi ra riêng và nói chuyện với một mình Chúa mà thôi. Nếu bạn không lên rước lễ, hãy rước lễ cách thiêng liêng và hãy thưa chuyện với Chúa y như đã rước lễ vậy.
– Hãy tắt điện thoại. Đừng nhắn tin hay nói chuyện với ai trên điện thoại trong suốt Thánh lễ, điều đó làm phiền chính bạn lẫn người xung quanh. Hãy chú tâm vào một mình Chúa, Đấng vẫn đang rất chú tâm vào bạn.
– Hãy giữ con cái bên cạnh bạn, đừng để chạy lung tung. Hãy dạy chúng tận hưởng thời gian ở trong nhà Cha.
– Đừng rời nhà thờ trước khi hết lễ. Đừng bỏ rơi phép lành cuối lễ, linh mục ban cho bạn nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, để bạn đi làm chứng nhân cho Ba Ngôi Thiên Chúa trong thế giới. Hãy ra khỏi nhà thờ với ý tưởng mới, được Chúa gợi hứng, để xây dựng triều đại tình thương của Người.
Theo Aleteia
Gioakim Nguyễn lược dịch

Thứ Năm VII TN-B

LỜI HẰNG SỐNG MỖI NGÀY 
Thứ Năm VII TN-B: Gc 5:1-6; Mc 9:41-50
Suy Niệm:
Nước trời, sự sống vĩnh cửu với Thiên Chúa, là cùng đích, niềm vui và hạnh phúc của con người đang khao khát và tìm kiếm. Chính vì thế, trong Tin Mừng Mác-cô hôm nay Chúa Giê-su đã đưa ra những hình ảnh để nói lên giá trị và tầm quan trọng của cõi sống nước trời dù phải bị chặt tay, chặt chân và móc mắt: 
“Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục.” “Nếu ai làm cớ cho một người đang tin phải vấp ngã, thì thà cột khối đá vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.”
Vậy muốn đạt cho được cõi sống vĩnh cửu nước trời, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su phán rằng người ấy phải “được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối.”
Ngôn sứ I-sai-a nói rằng vàng bạc thì được thử bằng lửa, còn người Chúa chọn được thử bằng ô nhục (Is 48:10). Thánh Phê-rô nói qua lửa thử thách, chúng ta được vinh quang hạnh phúc và niềm vui nước trời vì được chia sẻ đau khổ với Đức Giê-su Ki-tô.
Chúa Giê-su nói: “Chính anh em là muối cho đời” (Mt. 5:13). Hạt muối để ướp thức ăn và làm cho thức ăn trở nên mặn mà ăn ngon. Nếu hạt muối không hy sinh chính mình tan biến đi để ngấm vào thức ăn, thì thức ăn không được mặn mà. Vì thế, trong Phúc Âm hôm nay Chúa Giê-su nói rằng để đạt tới cõi sống vĩnh cửu nước trời, mỗi người chúng phải là hạt muối tốt mặn: “Muối là cái gì tốt. Nhưng muối mà hết mặn, thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại? Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống hoà thuận với nhau."
Để đạt được niềm vui nước trời, chúng ta phải chấp nhận hy sinh quên mình, chịu thử thách và ôm lấy đau khổ để bước theo Đức Giê-su Ki-tô. Chúng ta phải từ bỏ và cắt đứt đi những gì cản trở khiến chúng ta không thể đạt tới cùng đích của đời mình, đó là sự sống vĩnh cửu nước trời.
Lời nguyện:
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa,
Chúa từ trời cao xuống để hy sinh mạng sống chết trên thập giá làm của lễ đền tội cho chúng con và sống lại ban cho chúng con vinh quang hạnh phúc nước trời.
Xin Chúa cho lòng chúng con luôn hướng về cõi phúc nước trời và đừng để lòng chúng con nặng nề với cuộc sống thế gian làm cho chúng con quên quê hương nước trời.
Xin Chúa biến đổi và ban sức mạnh cho chúng con biết cắt đứt với tất cả thụ tạo và những gì ngăn cản chúng con đạt tới nước trời.
Xin Chúa cho chúng con chấp nhận đau khổ chết đi mỗi ngày và trở thành muối cho đời làm mặn mà cuộc sống thế gian này với tình yêu, bình an và niềm vui.
Chúng con cầu xin nhờ Danh Đức Giê-su Ki-tô trong quyền năng Thánh Thần. Amen
Lm. Phê-rô Maria Bùi Công Minh

PHÉP LẠ THÁNH ANTON

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

ĐỐT RỪNG THÔNG CỦA ĐAN VIỆN.

XIN CÁC BẠN NHANH TAY CHIA SẺ THÔNG TIN NÀY ĐỂ CỨU ĐỒI THÔNG VÀ ĐAN VIỆN THIÊN AN - HUẾ.
 Đồi thông của Đan Viện Thiên An bị đốt vào 15 giờ, ngày 22/05/2018)
***
Họ muốn cướp Đan Viện Thiên An - Huế đã lâu rồi, đặc biệt là đồi thông rất đẹp. Chúng nó thấy đồi thông của Đan Viện là miếng mồi ngon quá, nhưng vẫn chưa cướp được.
Họ dùng nhiều trò bỉ ổi và đây là một trong những chiêu trò bỉ ổi đó: ĐỐT RỪNG THÔNG CỦA ĐAN VIỆN.

Thứ Tư VII TN-B

LỜI HẰNG SỐNG MỖI NGÀI 
Thứ Tư VII TN-B: Gc 4:13-17; Mc 9:39-40

Suy Niệm: Độc quyền và quyền lợi riêng
Trong Tin Mừng của Mác-cô hôm nay, Gio-an nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta." Đức Giê-su bảo: "Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta."

Chúng ta thường muốn độc quyền, bảo vệ quyền lợi và chỗ đứng của mình, nhóm hay cộng đoàn. Gioan và các môn đệ lo sợ vì nếu ai cũng lấy Danh Chúa Giêsu mà đặt tay cầu nguyện chữa và trừ quỷ, thì các ông sợ mất mối và thế giá của các ông sẽ giảm hay mất đi.
Ngày hôm nay cũng có nhiều tranh cải kiện tụng và chiến tranh để bảo vệ quyền lợi và độc quyền về kinh tế, sản phẩm hay tài năng của mình, gia đình, công ty, cộng đoàn và đất nước.
Giữa các tôn giáo cũng thường có tranh chấp và chiến tranh vì chỗ đứng và quyền lợi. Chúng ta cũng thấy ngay trong Giáo Hội Công Giáo có sự tranh giành quyền lợi và chỗ đứng giữa các đấng bậc, địa phận, giáo xứ, hội đoàn và các nhóm.
Độc quyền, tranh giành chỗ đứng và bảo vệ quyền lợi thường bắt nguồn từ sự khép kín ích kỷ và ganh tỵ.
Hôm nay Chúa Giêsu mời gọi chúng ta vượt ra khỏi ranh giới, quyền lợi và ích kỷ riêng của mình, nhóm và cộng đoàn. Chúng ta phải sống hiệp nhất yêu thương với các Ki-tô hữu khác và với những người của các tôn giáo bạn. Chúng ta cần thấy những điều tốt lành và thánh thiện nơi các nhóm, hội đoàn và các tôn giáo bạn vì tất cả chúng ta là anh em và là con cái của Thiên Chúa.
�Lời nguyện:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, 
chúng con nguyện Danh Cha cả sáng,
Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con luôn yêu thương nhau để làm cho Cha vui!
Xin cha cho chúng con luôn bước ra khỏi ích kỷ và khép kín của chính mình!
Xin Cha cho chúng con luôn nhìn thấy hình ảnh Chúa Giê-su trong anh em chúng
con như Cha ở trong chúng con và chúng con ở trong Cha!
Xin Thánh Thần Cha chữa lành, thánh hóa và biến đổi tâm hồn để chúng con, không còn sống cho ích kỷ riêng mình nhưng sống rộng mở, trao ban và quên mình cho anh em chúng con. 
Chúng con cầu xin nhờ Danh Đức Giê-su, Con yêu quý của Cha. Amen

Lm. Phêrô Maria Bùi Công Minh

Thứ Ba VII TN-B

LỜI HẰNG SỐNG MỖI NGÀY 
Thứ Ba VII TN-B: Gc 4:1-10; Mc 9:30-37

Suy Niệm:
Trong tâm thư của Thánh Giacôbê Tông đồ hôm nay, chúng ta rút ra những điểm quan trong cho lẽ sống mình:
1. Gốc rể gây ra chiến tranh và xung đột với nhau là do lòng tham của mỗi người: “anh em ham muốn mà không có, nên anh em chém giết; anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau.”
2. Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta nếu chúng ta xin đúng theo thánh ý của Thiên Chúa: “Anh em không có, là vì anh em không xin; anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc.”
3. Chúng ta là kẻ ngoại tình vì chúng ta yêu thế gian: “yêu thế gian là ghét Thiên Chúa sao? Vậy ai muốn là bạn của thế gian thì tự coi mình là thù địch của Thiên Chúa.”
4. Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống khiêm nhường vì “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.”
5. Chúng ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa và từ bỏ ma quỷ. Hãy đến gần Thiên Chúa, Người sẽ đến gần anh em.”
6. Chứng ta phải sống đừng có hai lòng: “hỡi kẻ hai lòng, hãy tẩy luyện tâm can.”
7. Chúng ta hãy chạnh lòng và “cảm cho thấu nỗi khốn cùng của anh em, hãy khóc lóc than van.”
8. Chúng ta đừng chạy theo phù vân của thế gian: “Chớ gì tiếng cười của anh em biến thành tiếng khóc, niềm vui của anh em đổi ra nỗi buồn.”
9. Chúng ta đừng dùng đường lối của con người để làm cho mình được thăng quan tiến chức. Chúng ta phải tin tưởng hoàn toàn vào thánh ý và sự quan phòng của Thiên Chúa: “Anh em hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa và Người sẽ cất nhắc anh em lên.” “Hãy trút nhẹ gánh nặng cho Chúa, để chính Người nâng đỡ thân ngươi: Người không để người hiền lương muôn đời xiêu té.” (Tv 54:3)

Trong Tin Mừng của Thánh Mác-cô hôm nay, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Trên đường đi, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Về đến nhà, Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người."
Chúng ta thường gây chiến và tranh chấp với nhau cũng chỉ vì quyền lực, địa vị và danh vọng. Ai cũng muốn làm người đứng đầu để người khác phục vụ mình. Hôm nay Chúa Giê-su cho chúng ta một cái nhìn mới về vài trò của người lãnh đạo. Người đứng đầu phải là người nhỏ bé và là người phục vụ mọi người. Chúa Giê-su nói: “Ta đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ.” (Mt 30:28). Thánh Phao-lô nói: “Đức Giê-su đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên phàm nhân, sống như người trần thế.” (Phil 2:7)
Chúa Giê-su đã đem một em bé đến đứng giữa các ông và ôm em. Chúa muốn nói với các ông người đứng đầu phải khiêm nhường và đơn sơ như trẻ nhỏ vì trẻ nhỏ không tìm chức tước, vinh quang hay địa vị cho mình. Chúa Giê-su nói: “Thầy bảo thật anh em, nếu anh em không trở nên như trẻ nhỏ, thì chẳng được vào Nước Trời.” (Mt 18:2)
Lời Nguyện:
Lạy Chúa, xin cho con biết mến yêu và phục vụ Chúa trong mọi người.

Lạy Chúa, xin cho con luôn biết khiêm nhường và luôn sống đơn sơ như trẻ để con luôn thuộc trọn về Chúa. Amen
Lm. Phêrô Maria Bùi Công Minh

GIÁO XỨ GIUSE AN BÌNH KÍNH BÁO (V/v kính viếng nhà hiếu trong giáo xứ An Bình) Trong niềm tin và hy vọng vào Đức Giê su Ki tô Phục Sinh. Ban...